Hiện nay giấy decal được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong cuộc sống, nhất là trong ngành quảng cáo, dịch vụ. Vậy có những loại giấy decal nào? Hãy cùng Dominic tìm hiểu chi tiết về các loại giấy decal trong bài viết dưới đây nhé!
Giấy decal là dạng giấy nhãn dán tự dính, có sẵn keo và không chịu tác dụng của nhiệt độ. Giấy decal chỉ cần dùng tay bóc ra là đã có thể dán chắc chắn vào những nơi mà bạn mong muốn cực kỳ đơn giản.
Dưới đây là những loại giấy decal quảng cáo phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
Mục lục bài viết
Toggle1. Decal PP
Decal PP là loại được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn kỹ thuật số. Nó bao gồm 2 loại chính đó là có keo và không keo tùy theo mục đích của người sử dụng. Mặt trên giấy in PP sẽ được phủ một lớp bảo vệ dạng bóng hoặc mờ sau khi in.
Loại decal này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như in ảnh treo trong nhà, tranh trưng bày triển lãm, poster quảng cáo, lịch block,…
Đặc điểm của decal PP:
- Khổ in: Decal PP có 4 khổ in để lựa chọn như 91cm, 107cm, 127cm và 151cm, chiều dài từ 30 – đến 50 m được cuốn gọn trong cuộn để in.
- Độ dày: 110mg, 120mg, 130mg, 160mg
- Độ phân giải: 600dpi đến 1200dpi
Phân loại:
- Theo đặc điểm: Decal PP được chia thành 2 dạng là in PP có keo và in PP không keo:
In decal PP có keo sử dụng để dán như in PP poster, in PP tranh, in PP cán format, in sticker, in PP khuyến mãi dán kính, in PP hình chụp dán trang trí trong nhà…
In decal PP không keo dùng để gắn standee như in standee đóng khuôn, in PP bandron, in PP gắn banner cuốn…
- Theo mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng decal PP cũng được chia thành 2 loại là in PP trong nhà và PP ngoài trời.
2. Decal phản quang
Decal phản quang là loại decal được phủ một lớp kim loại, có khả năng phản xạ ánh sáng chiếu vào bề mặt sản phẩm, hàng hóa, nhằm tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt. Không chỉ có chức năng như một loại tem nhãn bảo vệ bề mặt tránh các va chạm, trầy xước mà còn được xem như là một loại tem nhãn trang trí cực hiệu quả.
Decal phản quang hấp thụ và phản chiếu ánh sáng cho màu sắc cực đẹp, tùy vào từng loại decal phản quang mà cho hiệu ứng màu sắc là khác nhau
Decal phản quang làm từ chất liệu tự phát sáng với độ sáng phù hợp khi có ánh sáng chiếu vào. Loại này thường được dùng làm biển báo giao thông, chỉ dẫn tại sân bay, nhà ga, công trình.
Có rất nhiều định nghĩa về loại decal phản quang, tuy nhiên chúng ta không thể hiểu biết một cách chi tiết bởi loại tem nhãn này rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cũng như ứng dụng trong thực tế. Có 2 mẫu decal phản quang được biết đến nhiều nhất chính là decal dán kính và decal dán xe.
Với tính chất đặc biệt là có thể hấp thụ ánh sáng và phản sáng rất tốt, chính vì thế dù là decal trong dán kính hay decal dán xe đều có chung đặc điểm chính là cho màu sắc đẹp.
3. Decal bảy màu
In decal 7 màu là một phương pháp in laser ép khuôn trên loại nguyên liệu từ màng Hologram, là màng 7 màu thông qua máy in phun kỹ thuật số mực dầu, mực sẽ được phun đều lên trên mặt decal 7 màu trơn và các thông tin, hình ảnh thì sẽ được in trên lớp giấy decal này. Chình vì thế mà những loại tem được in từ công nghệ này hay còn được gọi là tem hologram.
Trước tình trạng đa số các mặt hàng đều bị làm giả, làm nhái hoặc hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường như hiện nay bắt buộc cần có một phương pháp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Sử dụng mẫu in tem nhãn decal bảo hành với decal 7 màu cũng là yếu tố giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm chính hãng và tạo dựng lòng tin của họ khi mua hàng.
Decal 7 màu được ứng dụng rất rộng rãi trên các sản phẩm như:điện thoại, laptop, đồ công nghệ, ô tô, xe máy, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ.
Tham khảo thêm phần 2 bạn nhé: Điểm danh 10 loại in decal phổ biến hiện nay ( Phần 2 )
4. Decal sữa
Decal sữa là loại giấy decal có màu trắng sữa với cấu tạo gồm 4 lớp như các loại decal khác: lớp mặt giấy bên ngoài; lớp keo; lớp silicon hoặc PE-silicon; lớp đế bảo vệ keo. Tuy nhiên, decal sửa đảm bảo độ dẻo dai và bền bỉ nên được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực như ngành thực phẩm, mỹ phẩm, nội thất…
Một số đặc điểm của decal sữa
- Chất liệu
Thực tế giấy in Decal sữa có bề mặt in decal là loại nhựa sữa trắng hay còn gọi là nhựa PVC với khả năng kháng nước tốt. Sau khi in xong các decal này sẽ được cán màng để đảm bảo hình ảnh màu sắc bền nhất trong thời gian dài.
- Hình dạng, khổ in
Decal nhựa thường được gia công thành dạng cuộn với khổ in thông dụng là decal sữa A4 và A3 chuyên dụng cho in tem nhãn. Trong một số trường hợp sử dụng khổ in lớn hơn ứng dụng để làm poster dán quảng cáo ngoài trời, trang trí văn phòng, quán cafe,…để tăng tính thẩm mỹ.
- Công nghệ in
In ấn decal sữa thì thường dùng chất liệu decal sẽ được phủ một lớp Glossy chuyên dụng cho các loại máy in phun giúp cho màu sắc đẹp và rõ nét.
- Mực in
Mực trong in decal sữa sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Nếu như khách hàng muốn in ấn decal thông thường đơn vị in ấn sẽ sử dụng mực in Pigment UV với khả năng chống nước, sau khi in xong chúng được cán thêm một lớp vàng trong để đảm bảo màu sắc in bền hơn.
5. Decal giấy
Decal giấy hay tem giấy hoặc nhãn dán bằng giấy là loại giấy in hình ảnh, họa tiết, hoặc thuần chữ khá dày vì chúng gồm 4 lớp: lớp mặt bằng giấy, ở giữa là lớp keo dán, lớp ngăn dính và dưới cùng là lớp đế (bóc ra khi sử dụng). Cụ thể như sau:
- Lớp mặt: Decal giấy có lớp mặt sử dụng các chất liệu giấy khác nhau, thường là giấy decal AL bóng hoặc AL thường. Mỗi sản phẩm in ấn sẽ yêu cầu sử dụng chất liệu riêng.
- Lớp keo: Lớp keo ở giữa, thường là Acrylic, dính chặt vào lớp mặt.
- Lớp ngăn dính: Có thể bằng silicon hoặc PE-silicon, được phủ lên mặt trên của lớp đế ngăn cách lớp đế không dính chặt vào lớp keo.
- Lớp đế: lớp giấy cuối cùng, bóc ra khi sử dụng decal. Thường là giấy Glassine, nhằm bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.
Như vậy Dominic đã liệt kê sơ qua cho các bạn về các loại decal phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu in decal, tem nhãn phục vụ cho việc kinh doanh của mình thì hãy liên hệ với Nowads để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá sản phẩm chính xác nhất.